Bật Mí Khái Niệm Thật Sự Của Chân Kính (Jewels) Trong Đồng Hồ Cơ
Có bao giờ bạn thắc mắc về bộ phận màu hồng đỏ bóng bẩy trong suốt xuất hiện ở các bộ máy đồng hồ bất kể là cơ hay pin là gì và dùng để làm gì không? Phải chăng chúng chỉ để trang trí cho chiếc đồng hồ cá tính của bạn? Đó được gọi là chân kính đồng hồ và bài viết hôm nay sẽ giải thích cho các bạn công dụng của những viên đá quý này.
Khái Niệm Thật Sự Của Chân Kính (Jewels) Trong Đồng Hồ Cơ
Tham khảo 3 mẫu đồng hồ lộ chân kính nổi tiếng của hãng Orient:
❁ Định nghĩa chân kính đồng hồ
✦ Chân kính đồng hồ trong tiếng Anh là Jewel, một bộ phận rất quan trọng của máy đồng hồ ra đời vào thế kỷ 18.
✦ Từ gốc Jewel có nghĩa là đá quý, được dùng để nhắc đến nguồn gốc vật liệu.
✦ Còn từ chân kính lại có xuất phát từ Trung Quốc, có nghĩa là chân bằng kính.
✦ Là bộ phận được sử dụng như lớp đệm để làm giảm ma sát ở những vị trí quan trọng trên bộ máy đồng hồ.
Những viên đá sắc màu và lấp lánh được bố trí xen kẽ các linh kiện bên trong máy
❁ Chất liệu chân kính đồng hồ cơ
✦ Ban đầu, chân kính được làm từ ngọc thạch lựu, đá Sapphire, ruby và thậm chí là cả kim cương.
✦ Vào cuối thế kỷ 18, nhà hóa học người Pháp Pierre Victor Louis de Verneuil đã phát minh ra cách tạo ra những loại đá quý nhân tạo saphirre và ruby.
✦ Tóm lại, nhiều vật liệu đã được dùng để làm chân kính đồng hồ từ kim cương, đá Sapphire, ngọc thạch lựu, ruby, thạch anh, …
Loại chân kính Paleet khá phổ biến trong thiết kế đồng hồ
✦ Chúng đều là những vật liệu có độ mài mòn thấp, độ cứng cao, trơn trượt khi tiếp xúc lẫn nhau.
✦ Và tiếp xúc với các bộ phận kim loại trong máy đồng hồ chính hãng của các thương hiệu có uy tín.
✦ Hãy chú ý nhiều đồng hồ rẻ tiền, đồ giả, đồ nhái đã dùng đến cả thủy tinh pha màu để làm chân kính.
✦ Thủy tinh có độ cứng thấp, dễ bị mài mòn khiến cho tác dụng duy trì độ bền rất thấp.
✦ Chủ yếu để làm cho có “số lượng” bằng chị bằng em, cho “đẹp” là chính.
Tham khảo những mẫu đồng hồ cơ được ưa chuộng nhất
❁ Phân loại chân kính đồng hồ
✦ Chân kính tròn có lỗ xuyên tâm (Hole Jewels): Jewel hình tròn và dẹt, ở giữa được khoan lỗ, được dùng để gắn vào các trục bánh răng xoay có vận tốc xoay nhỏ.
✦ Chân kính tròn không có lỗ (Cap Jewels): Jewel có hình tròn, dẹt, ở giữa không khoan lỗ, thường được đặt áp vào 2 đầu trục quay, có yêu cầu cao về độ sai số và vận tốc quay lớn.
✦ Chân kính dạng phiến (Pallet Jewels): có hình viên gạch được gắn trên những điểm bị tác động, va đập theo chiều ngang.
✦ Chân kính dạng con lăn (Roller Jewels): có dạng hình trụ, chỉ được gắn trên bánh lắc để đá “ngựa”.
✦ Chân kính bảo vệ sốc (Shock Protection Jewels): không có hình dạng cụ thể, đây là một loại chân kính đồng hồ nằm chèn giữa chân kính khác và bộ phận nào đó.
Chân kính tròn có lỗ xuyên tâm trong các trục bánh răng xoay có vận tốc xoay nhỏ
❁ Vị trí chân kính đồng hồ
✦ Khi cỗ máy thời gian hoạt động liên tục, sự dịch chuyển giữa các bánh răng với trục sản sinh ra ma sát rất lớn.
✦ Gây hao mòn và dẫn đến hiện tượng giảm tốc của đồng hồ chính hãng.
✦ Để khắc phục tình trạng này, phải sử dụng các hạt chân kính đặt vào những điểm chịu sự mài mòn lớn để giảm tối đa tác động của ma sát.
Bạn có thể nhìn thấy chân kính ở các đồng hồ lộ cơ
❁ Công dụng của chân kính trong đồng hồ là gì?
✦ Giảm đi sự ma sát giữa các chuyển động để tăng độ chính xác.
✦ Hệ quả của giảm đi ma sát chính là tăng tuổi thọ của các bộ phận bị lực tác động giúp đồng hồ bền hơn.
✦ Chống sốc để tăng độ bền cho các chân kính khác.
✦ Trang trí cho bộ máy của đồng hồ.
✦ Tăng giá trị cho đồng hồ.
❁ Số lượng chân kính cho từng loại đồng hồ
Số lượng chân kính phụ thuộc vào loại đồng hồ của bạn
✦ Tuỳ theo loại đồng hồ mà số lượng chân kính sẽ khác nhau.
✦ Bạn có thể tham khảo thêm ở tiêu chuẩn ISO 1112.
✎✎ Bạn có thắc mắc thêm về chân kính thì để lại lời nhắn phía dưới nhé! ✍✍
✸ Sẽ giúp ích cho bạn ✸
Giải Quyết Nhanh Gọn Tình Trạng Đồng Hồ Cơ Nhảy Sai Ngày
Xin cảm ơn và hẹn gặp lại! ♥♥
Lyn Lyn (>‿♥)