Top 5 “Bí ẩn” về vòng bezel của đồng hồ lặn | Tìm hiểu về đồng hồ
Như các bạn đã biết, đồng hồ lặn không còn đơn thuần là một công cụ để xác định thời gian hay để khẳng định chuẩn mực nam giới, có rất nhiều phiên bản đồng hồ lặn còn được sử dụng để đo thời gian trôi qua.
Tìm hiểu về vòng bezel của đồng hồ lặn
Vậy làm sao để một chiếc đồng hồ lặn có thể làm được điều đó? Câu trả lời đó chính là nhờ vòng bezel đồng hồ hay còn gọi là vành bezel, viền bezel, đai kính, vành đồng hồ, viền đồng hồ, phần bọc nằm trên mặt kính hay gọi đơn giản là niềng đồng hồ… vân vân và vân vân
☒ Bí ẩn ①: Lịch sử ra đời của vòng Bezel đồng hồ lặn
✔ Theo nhiều tài liệu và một số thông tin cung cấp trên Internet thì vòng bezel đồng hồ bắt đầu vào năm 1953 nhưng thực chất nó đã xuất hiện trước đó những 16 năm trên chiếc đồng hồ Rolex Zerographe ref. 3346 Rolex siêu hiếm giới thiệu vào năm 1937.
✔ Rolex Zerographe ref. 3346 cũng được xem là đồng hồ có vòng bezel xoay được đầu tiên và cũng là chiếc đồng hồ Rolex đầu tiên có tính năng này. Dĩ nhiên, nó không phải là đồng hồ lặn dù có vòng bezel xoay cho biết phút tương tự bezel đồng hồ lặn.
✔ Vòng bezel đồng hồ lặn đầu tiên đã xuất hiện vào năm 1953 trên Blancpain Fifty Fathoms, một chiếc đồng hồ lặn quân sự được thiết kế cho người nhái Hải quân Pháp.
Vòng bezel trên chiếc Doxa D127SBUW
☒ Bí ẩn ②: Nguyên nhân ra đời vòng bezel đồng hồ lặn
✔ Điều quan trọng nhất của một thợ lặn là theo dõi thời gian dưới nước để tuân thủ các Giới Hạn Không Giảm Áp khi lặn nhằm đảm bảo an toàn tính mạng.
✔ Cách sử dụng: Khi lặn ở mỗi độ sâu, thợ lặn đều phải chú ý đến “Giới Hạn Không Giảm Áp”. Có một phép nhớ chung cho điều này là “120 Rule” (nghĩa là quy tắc 120), cứ lấy 120 trừ đi độ sâu tối đa (tính bằng feet) sẽ ra số phút có thể ở độ sâu đó.
Ví dụ: Bạn muốn lặn ở độ sâu 80m, thì 120 – 80 = 40, đó là số phút mà bạn được phép ở độ sâu 80m, mà không cần trải qua bước giảm áp. Bezel trên đồng hồ lặn sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian này. Bằng cách xoay điểm đánh dấu trên bezel đến trùng với vị trí kim phút, rồi bắt đầu tính thời gian, sau đó theo dõi đến khi kim phút chỉ đến số 40, tức là đã hết thời gian được phép lặn ở độ sâu 80, bạn phải nổi lên (Nếu không nổi lên thì bạn phải trải qua bước giảm áp trước khi nổi lên).
☒ Bí ẩn ③: Công dụng ban đầu của vòng bezel đồng hồ lặn đã bị lãng quên
✔ Ngày nay, công dụng ban đầu hay chức năng vòng bezel đồng hồ (theo dõi Giới Hạn Không Giảm Áp) đã bị lãng quên. Hầu hết người ta chỉ sử dụng để theo dõi thời gian trôi qua hoặc để trang trí cho đẹp.
✔ Hoặc một số người dùng để vặn cho sướng tay…hihi
Vòng bezel của DOXA D133RWH chỉ để… trang trí
☒ Bí ẩn ④: Bí ẩn về chiều xoay của vòng bezel đồng hồ lặn
✔ Vòng bezel đồng hồ lặn chỉ xoay được ngược chiều kim đồng hồ để đảm bảo an toàn khi lặn Điều này đồng nghĩa với việc thời gian hiển thị trên mặt đồng hồ chỉ được tăng thêm. Ví dụ như: Thực tế lặn chỉ có 35 phút nhưng mặt đồng hồ luôn cho biết bạn đã lặn hơn 35 phút. Điều này giúp bạn sẽ không sợ bị hết bình oxy và không bị quá Giới Hạn Không Giảm Áp
☒ Bí ẩn ⑤: Doxa là thương hiệu đồng hồ lặn duy nhất có vòng bezel cho bạn theo dõi Giới Hạn Không Giảm Áp mà không trải qua bước tính toán nào
✔ Trên vòng bezel đồng hồ lặn Doxa Sub giới thiệu năm 1967, ngoài khung đo thời gian thông thường thì còn có thêm bảng Theo Dõi Giới Hạn Lặn Không Giảm Áp cho phép đối chiếu ngay lập tức thời gian tối đa được phép lặn ở một độ sâu nào đó.
✔ Tính năng “theo dõi lặn” thủ công này trên của niềng xoay đồng hồ lặn Doxa Sub còn có “mệnh danh” là “Doxa’s calling card” trong giới thợ lặn và vẫn còn hiện diện trên các mẫu đồng hồ Doxa Sub ngày nay.
✔ Nếu các bạn muốn sở hữu một chiếc đồng hồ lặn Doxa đỉnh cao như vậy, thì hãy đến ngay với Đồng Hồ Hải Triều nhé. Hiện tại, Hải Triều đang là nhà phân phối độc quyền thương hiệu Doxa tại thị trường Việt Nam.
———-❖———-
▸ ▸ Tìm hiểu về đồng hồ ◂ ◂
Khái Niệm Chân Kính (Jewels) Trong Đồng Hồ Cơ Là Gì
Xin chào và hẹn gặp lại
Tún Tún